Kết quả tìm kiếm cho "là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 3202
Trong dòng chảy phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) Việt Nam, Ninh Bình đang nổi lên là một điển hình cho sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn di sản, phát huy giá trị văn hóa địa phương và phát triển kinh tế du lịch bền vững. Ninh Bình đang tập trung các giải pháp từng bước trở thành trung tâm chuyên ngành về CNVH của đất nước và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày thành lập quận Ba Đình (31/5/1961 – 31/5/2025), UBND quận Ba Đình (thành phố Hà Nội), Ban Quản lý Di tích quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh phối hợp với các nhà nghiên cứu và đơn vị lữ hành xây dựng Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ”, dự kiến ra mắt vào cuối tháng 5/2025 và chính thức vận hành từ tháng 8/2025.
Các nhà khoa học cảnh báo hiện tượng suy giảm ánh sáng trong lớp nước bề mặt đã ảnh hưởng tới hơn 1/5 diện tích đại dương toàn cầu, làm gia tăng nguy cơ đối với đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển quan trọng.
Huyện Mèo Vạc (Hà Giang) không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hay bản sắc văn hóa độc đáo của 17 dân tộc anh em, mà còn bởi sự bình yên, mộc mạc trong nhịp sống đời thường của bà con nơi thôn bản vùng cao biên giới. Chính những điều giản dị ấy đã khiến Mèo Vạc hiện lên như một bức tranh sống động, đầy chất thơ; nơi mà bất kỳ ai từng một lần đặt chân đến cũng mang theo cảm giác quyến luyến chẳng muốn rời.
Những ngày này, Moskva bừng sáng sắc hoa khi mùa hè chính thức gõ cửa. Trong muôn vàn công viên lớn nhỏ tại Thủ đô nước Nga, có một khu vườn chuyên trồng hoa siren (ở Việt Nam gọi là tử đinh hương), luôn được người dân “săn đón” mỗi độ tháng 5 về.
Đã bao giờ bạn tự hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày không còn tiếng chim hót líu lo, không còn sắc xanh của những cánh rừng bạt ngàn, hay đại dương sâu thẳm hóa thành một vùng hoang mạc câm lặng?
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, với tiến trình hình thành, phát triển 200 năm, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam vẫn đang trụ vững với thời gian. Sự trụ vững ấy phát xuất từ chính niềm tin chưa một lần phai nhạt trong tâm thức của người dân bản địa lẫn tất cả tín đồ đã từng biết đến Bà, từng được Bà độ trì. Niềm tin ấy có nguồn gốc sâu xa, chứ không đơn thuần chỉ là một niềm tin nhất thời, phi lý. Chính niềm tin sắt son ấy kết nối mọi người về với nhau, về với miền di sản Vía Bà.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra trong tháng 4 âm lịch hàng năm tại tỉnh An Giang, là sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, mang giá trị tâm linh to lớn đối với nhiều cộng đồng dân tộc, như: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer… không chỉ ở Nam Bộ, mà còn trên khắp cả nước. Tầm quan trọng của lễ hội thể hiện ở việc vừa mang giá trị văn hóa đặc sắc, vừa là chỗ dựa tâm linh vững chắc cho người dân.
Ngày 22/5, tại Vườn quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình), Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình cùng một số tổ chức quốc tế tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025 với chủ đề “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững”.
An Giang có lịch sử lâu đời, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc khác nhau… Chính sự đa dạng “trầm tích lịch sử”, phong phú trong tín ngưỡng, đời sống văn hóa, nghệ thuật... tạo nên văn hóa đa sắc màu, vừa đậm dấu ấn truyền thống và mang tính hiện đại.
TP. Châu Đốc với những cảnh quan thiên nhiên độc đáo, quần thể di tích lịch sử văn hóa, lịch sử, tâm linh, tín ngưỡng được xếp hạng cấp quốc gia và thế giới, như: Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (gắn với Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại), chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… cùng các món ăn đặc sản hấp dẫn, mang hương vị độc đáo riêng.
Chiều tối 19/5 (nhằm ngày 22/4 âm lịch), Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam chính thức bước vào cao điểm, thông qua hoạt động tổ chức Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ và lễ hội đường phố.